Với một năm có quá nhiều biến cố xảy ra cho nền Aoe Việt Nam, khi mà phong trào Aoe đang có dấu hiệu đi xuống một cách rõ rệt do các đơn vị đầu tàu đang có dấu hiệu đuối sức, hãy cùng chúng tôi nhìn lại năm 2022 trong ngày đầu năm mới của 2023.
1. Giải đấu Bé Yêu vẫn được tổ chức
Sau năm 2021 gián đoạn vì covid thì giải đấu Bé Yêu - tôn vinh huyền thoại Đức Vượng của nền Aoe Việt Nam vẫn được tổ chức bởi đơn vị Ego Media. Tuy nhiên quy mô và độ hoành tráng đã không còn được duy trì như các năm trước, điều này cũng hoàn toàn có thể hiểu được do 2021 nền kinh tế thế giới bị tàn phá nghiêm trọng bởi đại dịch. Ego Media cũng không tránh khỏi vòng xoáy suy thoái, việc đơn vị này vẫn gồng gánh để tổ chức giải đấu giàu truyền thống bậc nhất này là một cố gắng không nhỏ của tập thể công ty Ego và cộng đồng. Tuy nhiên đây cũng có thể là giải đấu cuối cùng mang tên Bé Yêu do Ego tổ chức, do hiện tại công ty này đã suy yếu và thu nhỏ hoạt động xuống mức thấp nhất có thể.
2. Giải đấu Wololo Redbull
Đây là giải đấu được Mircosoft tài trợ và CSĐN Studios đứng ra tổ chức vòng loại tại Việt Nam. Có thể nói đây là lần đầu tiên mà Aoe Việt Nam bước ra thế giới cùng với bạn bè quốc tế và được khẳng định tên tuổi. Dẫu vậy chúng ta phải nhìn vào thực tế đó là giải đấu này dành cho Aoe 1 theo đúng nghĩa "Tri ân 25 năm". Sau đó thì Microsoft vẫn chú tâm vào phát triển Aoe 2 và Aoe IV là chủ yếu. Với người hâm mộ Việt Nam thì giải đấu này được nhớ đến chính là drama giữa cộng đồng Aoe 1 và Vnscool là chủ yếu.
Tin liên quan
3. Thịt trâu gác bếp
Đây có lẽ là từ khóa hot nhất trong cộng đồng Aoe năm 2022 khi CSDN Studios mở mô hình kinh doanh Chim Sẻ Food với món chủ đạo là thịt trâu gác bếp. Ban đầu mọi thứ có vẻ rất suôn sẻ nhưng sau đó việc có quảng cáo có phần thái quá đã gây ra phản cảm và bức xúc của một bộ phận khán giả. Tuy nhiên để xảy ra việc này cũng có thể nói là khâu kiểm duyệt nội dung của bên CSDN có vấn đề, những ý kiến đóng góp, những phản hồi về sản phẩm được khán giả đưa lên group hay cmt trong live đều bị "đội ngũ kiểm duyệt" thẳng tay block, gây ức chế cho những người vừa mới đây thôi đã bỏ tiền ra mua sản phẩm thịt trâu gác bếp.
Có thể nói đây là mô hình thành công cho tới hiện tại khi mà nó đã đem về nguồn lợi nhuận khổng lồ cho CSĐN để giúp duy trì công ty trong giai đoạn sau FB gaming đóng cửa.
4. FB Gaming dừng trả lương
Kết thúc 2022 cộng đồng các game thủ Aoe chuyên nghiệp ( những người sống nhờ livestream Aoe ) đã nhận một tin khá buồn là FB sẽ không trả lương theo chương trình đối tác nữa, mà thay vào đó các clip, live của các game thủ sẽ được nhận tiền dựa trên lượt xem và quảng cáo trong nền tảng như kiểu youtube...Điều này làm thu nhập của các game thủ giảm mạnh. Những clan như Vec, Ego sẽ đứng trước nguy cơ giải thể cực cao vì không có đủ kinh phí duy trì.
Tin liên quan
5. Cuộc chiến không hồi kết giữa GPlay và Egoplay
Hai nền tảng chơi Aoe trực tuyến hiện nay cạnh tranh nhau từng tý 1 trong những năm qua. Nếu như ở giai đoạn đầu Gplay luôn dành lợi thế thì sau khi nâng cấp lên bản 2.0 bỗng dưng Gplay bị hụt hơi và để cho Egoplay vượt qua. Một phần cũng do tập đoàn G chủ quản của Gametv cũng đã từng có ý định thôi đầu tư cho Gplay, dẫn đến một thời gian nền tảng này sống khá dặt dẹo, chăm sóc khách hàng cực tệ dẫn đến phản ứng tiêu cực của người chơi, dần dần người chơi chuyển dần qua bên Egoplay.
Nhưng có vẻ như sau khi tiếp tục được rót vốn thì Gplay đang trở lại mạnh mẽ và liên tục tổ chức các giải đấu để lôi kéo khán giả, cũng như một lần nữa muốn đánh bại Egoplay
6. Sự mất tích của VTC
Ra mắt buổi ký kết với Microsorf hoành tráng, vẽ ra một lộ trình như mơ, nhưng đến giờ phút này khi đã bước qua 2023 thì bản Aoe mới vẫn bặt vô âm tín dù đã được test 2 lần ở cấp độ cộng đồng. Các giải đấu do VTC hứa hẹn cũng chưa thấy đâu. Liệu có phải chăng Aoe chỉ là món bánh "vẽ" dành cho cộng đồng Aoe vốn đã già cỗi và khó tiếp thu cái mới hay không? hay VTC đã cảm nhận thấy độ khoai của cộng đồng này khi nhận về những nhận định khá tiêu cực về bản Aoe mới, vốn không được nhiều người hào hứng.
7. Aoe Star League dài tập
Một giải đấu diễn ra trong 10 tháng, với giải thưởng 400.000.000 VNĐ nhưng liên tục delay, hoãn giải và thậm chí chưa hẹn ngày trở lại. Các bình luận viên thì kêu ca trên sóng về việc giải ngân chậm dù giải đấu đã đi được một nửa chặng đường. Tính truyền thông của giải đấu cũng quá hời hợt. Dẫn đến hiệu quả kém về mặt tiếp cận khách hàng, và có vẻ như nhà tài trợ cũng chẳng còn mặn mà với cái giải đấu cô dâu 8 tuổi này.